Bối cảnh Đá Ica

Các di tích khảo cổ cho các bằng chứng về sự tồn tại của các nền văn minh Peru từ vài nghìn năm trước. Ở giai đoạn sau, toàn bộ Peru hiện đại được hợp nhất thành một đơn vị chính trị và văn hóa duy nhất, đỉnh cao là Đế chế Inca và chấm dứt với cuộc chinh phạt của người Tây Ban Nha. Trong một giai đoạn trên, các khu vực như thung lũng Ica vốn có thể định cư được ngăn cách với những khu vực khác bởi sa mạc, có thể đã phát triển thành một nền văn hóa đặc trưng.[5]

Các cuộc khai quật ở Ica đã được thực hiện từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 bởi các học giả như Max Uhle, Julio C. Tello, Alfred L. Kroeber, William Duncan Strong và John Howland Rowe. Không ai trong số họ báo cáo việc phát hiện ra các phiến đá andesite chạm khắc. Tuy nhiên, một số tảng đá chạm khắc từng bị các huaqueros (những kẻ trộm mộ) rao bán cho khách du lịch và những nhà sưu tầm thiếu chuyên nghiệp.[1]

Một trong những nhà sưu tầm này là Santiago Agurto Calvo, một kiến trúc sư chuyên nghiệp, từng là Hiệu trưởng Đại học Kỹ thuật Quốc gia ở Lima. Ông đã tổ chức các cuộc tìm kiếm tại các ngôi mộ cổ. Vào tháng 8 năm 1966, ông đã phát hiện một viên đá như vậy ở khu vực Toma Luz, quận Callango, Thung lũng Ica. Với phần ngoại cảnh tương ứng với văn hóa Tiwanaku. Ông đã báo cáo khám phá của mình cho Bảo tàng khu vực ở thành phố Ica và được cử người phụ trách đến là nhà khảo cổ học Alejandro Pezzia Assereto đồng hành trong các chuyến thám hiểm.[1] Vào tháng 9 năm 1966 tại nghĩa trang Đồi Uhle, khu vực De la Banda, Quận Ocucaje, lần đầu tiên họ tìm thấy một phiến đá chạm khắc với nguồn gốc xác định trong một ngôi mộ được cho là thuộc về nền văn hóa Paracas. Viên đá này khá phẳng và có hình dạng bất thường, kích thước đạt khoảng 7 × 6 × 2 cm (2,76 × 2,36 × 0,79 in). Trên đó có chạm khắc với thiết kế trừu tượng giống một bông hoa có tám cánh. Agurto đã công bố khám phá này trên một tờ báo tại Lima.[6]

Pezzia vẫn tiếp tục công tác tìm kiếm. Tại khu mộ San Evaristo ở Toma Luz, ông đã tìm thấy một tảng đá chạm khắc có kích thước tương tự như trước đó, với hình ảnh một con cá y như thật. Ngoại cảnh của ngôi mộ có niên đại khoảng vào thời kỳ Middle Horizon (600-1000 Công nguyên). Trong một ngôi mộ cách đó không xa trong cùng một khu vực, ông đã tìm thấy một phiến đá có thiết kế khá giống một con llama, một nét đặc trưng của nền văn hóa Ica. Năm 1968, Pezzia công bố những phát hiện của mình, bao gồm cả hình vẽ và mô tả.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đá Ica http://www.bbc.com/earth/story/20160415-what-reall... http://www.forteantimes.com/features/articles/259/... http://www.omniology.com/IcaPeruBurialStones3.jpg http://www.piedrasdeica.es http://members.cox.net/icastones/02a-book-chapter-... //openlibrary.org/books/OL16716029M http://pseudoarchaeology.org/b03-ross.html https://creation.com/ica-stones-bad-arguments https://books.google.com/books?id=6FPqDFx40vYC https://books.google.com/books?id=6FPqDFx40vYC&pg=...